Giới thiệu chung Xã
Ngày 24/04/2020

Thông tin giới thiệu xã, phường.

* Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội.  của Vũ Lăng

Xã Vũ Lăng là vùng đất trải dài theo hướng Đông bắc -  Tây nam, nằm ở phía bắc huyện Tiền Hải, cách thị trấn Tiền Hải khoảng 3 km. Xã có diện tích 6,02km2. Phía bắc giáp sông Trà Lý và xã Thái Thọ huyện Thái Thụy; phía nam giáp xã An Ninh; phía đông giáp xã Tây An, phía tây giáp xã Thượng Hiền và xã Lê Lợi huyện Kiến Xương; là xã chuyên độc canh về cây lúa, ngành nghề chậm phát triển với trên 1.600 hộ = 5.176 nhân khẩu.

            * Lịch sử, Quá trình phát triển.

            Nằm trong tổng thể của đồng bằng ven biển Bắc Bộ, mảnh đất Vũ Lăng được hình thành tương đối sớm, cách đây 500 - 600 năm, khi biển thoái, địa hình Thái Bình hình thành nhiều vùng, vịnh và các cồn cát lớn ven biển, trong đó có mảnh đất Vũ Lăng ngày nay.

            Trên diện tích rộng lớn của Vũ Lăng đã tìm thấy rất nhiều đồ gốm nằm rải rác. Những phế tích gốm này có niên đại Trần muộn và Lê sơ ( cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV ) như vậy vào cuối Trần đến Lê sơ, đã hình thành những khu cư dân và khu canh tác ở Vũ Lăng.

            * Giáo dục: Tình hình giáo dục trên địa bàn xã.

                Trước đây địa phương có 3 trường học là trường Mầm non, trường Tiểu học và trường THCS xã; năm 2019  thực hiện kế hoạch 45/KH - UBND của UBND tỉnh năm học 2019 - 2020 trường tiểu học và THCS đã sáp nhập thành trường Tiểu học và THCS đồng thời đưa vào sử dụng 12 phòng học được xây mới từ nguồn ngân sách tỉnh, NSX và nguồn xã hội hóa  trong nhân dân.

             Đội ngũ giáo viên của 2 nhà trường được biên chế đủ, chất lượng đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Chất lượng giáo dục của các nhà trường không ngừng được nâng lên. Học sinh thi đỗ vào trường THPT hàng năm luôn ở tốp đầu của huyện.

            Công tác khuyến học, khuyến tài được cấp ủy, chính quyền và các dòng họ thường xuyên quan tâm. Hội Khuyến học xã đã tích cực kêu gọi, vận đông xây dựng quỹ để tổ chức động viên khen thưởng cho giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc trong dạy và học vào dịp ngày 02/9 hàng năm.

            Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng được duy trì thường xuyên, góp phần nâng cao kiến thức về KHKT cho người dân.

            * Giao thông: Tình hình giao thông.

            Năm 2014 địa phương đã hoàn thành 19/19 tiêu chí trong đó có tiêu chí về giao thông, được UBND tỉnh công nhận xã về đích nông thôn mới giai đoạn I, đến nay từ các nguồn kinh phí huy động được, UBND xã luân quan tâm, đầu tư để duy tư bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống đường giao thông và các công trình phúc lợi của xã, cụ thể  xây dựng 1.608 mét đường đá láng nhựa; 2.313,7 mét đường B tông đảm bảo cho người và phương tiện tham gia giao thông cũng như sản xuất nông nghiệp được thuận tiện.

            * Kinh tế: Tình hình kinh tế.

                UBND xã luân bám sát mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ xã đã đề ra, hàng năm trên cơ sở nghị quyết chuyên đề của BCH đảng bộ, UBND xã xây dựng kế hoạch, giao HTXDVNN tham mưu giúp UBND xã xây dựng đề án sản xuất chi tiết cho từng mùa vụ đảm bảo phù hợp với đồng đất của xã.

            Tổng diện tích gieo cấy hàng năm đạt 591 ha.

            Năng xuất lúa bình quân đạt 110,25tạ/ha.

            Sản lượng thóc bình quân đạt 3.235,39 tấn.

            Song song với sản xuất cấy lúa, cây màu, UBND xã đã tăng cường tuyên truyền, phối hợp với cơ quan khuyến nông của tỉnh, huyện mở các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về chăn nuôi, giúp người dân nâng cao hiểu biết, nắm vững khoa học, kỹ thuật trong chăn nuôi từ đó người dân có thể mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Bình quân hàng năm đàn lợn có trên 11.000 con; gần 300 con trâu bò và trên 89.000 con gia cầm.

            * Về hoạt động tôn giáo.

          Trên địa bàn xã chi có duy nhất một loại hình phật giáo với khoảng trên 100 tín đồ phật tử, ngoài ra không có loại hình tôn giáo nào khác.