Tăng cường phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè 2023
Ngày 20/07/2023

Tăng cường phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè 2023

Tăng cường phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè 2023

Hàng năm, vào thời điểm mùa hè thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ rất cao tại khu vực miền Bắc và sự giao lưu đi lại của người dân cao, trong khi ý thức và hành vi vệ sinh phòng bệnh của người dân chưa tốt là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền như bệnh tiêu chảy do vi rút Rota, thủy đậu, tay chân miệng, lỵ, thương hàn, sởi, cúm, sốt xuất huyết, viêm não do vi rút, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản... thường có số mắc cao và có thể bùng phát thành dịch lớn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, mọi người đều có thể mắc các bệnh, dịch truyền nhiễm, nhưng đối tượng dễ mắc nhất vẫn là trẻ em. Trong khi đó, công tác phòng, chống các loại dịch, bệnh truyền nhiễm gặp nhiều khó khăn do điều kiện vệ sinh môi trường, ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân chưa cao.

1. Khuyến cáo phòng bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rútDengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đótruyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắcxin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếuvà hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

2. Khuyến cáo phòng bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh dễ lây cho trẻ liên quan đến hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường không đảm bảo, đặc biệt kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên. Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm và gặp ở hầu hết các tỉnh, thành phố. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

3. Khuyến cáo phòng bệnh cúm mùa

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với triệu chứng sốt, đau đầu,đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày,nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.

4. Khuyến cáo phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên, lưu hành phổbiến ở trẻ em, bệnh lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa đông - xuân, đến nay sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân tửvong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là: sốt, phát ban và kèm theo ítnhấtmột trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai), sưng đau khớp. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bịbiến chứng nếu không được điều trị kịp thời như: mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻsuy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đối với phụ nữ mang thai, mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.

5. Khuyến cáo phòng bệnh ho gà

Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường xảy ra ởtrẻ nhỏ. Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từniêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi. Bệnh có tính lây truyền rất cao nhấtlà đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian khép kín lâu dài nhưhộ gia đình, trường học...

Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm long đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, thể hiện trẻ ho rũ rượi khôngthể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho thườngchảy nhiều đờm dãi trong suốt và sau đó là nôn. Bệnh thường diễn biến nặng, dễ tửvong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản-phổi, nhất là ở trẻdưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng.

6. Khuyến cáo phòng bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm vi rút Varicella Zoter (biểu hện gây rabệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Vi rút có khả năng sống đượcvài ngày trong vẩy thủy đậu khi bong ra tồn tại trong không khí. Bệnh rất dễ lâylan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp,qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu.

Khi bị bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi,đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ratoàn thân. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1 - 2 ngày trước khi phát ban và trongvòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bọng nước đầu tiên. Bệnh thường kéo dài từ 7-10 ngày.

Bệnh thủy đậu là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài nhữngmụn nước nhưng rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đếnnhiễm trùng huyết, viêm não tuy ít xảy ra. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽrất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi. Bệnhxảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp vào mùa đông xuân.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Cục y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và của UBND tỉnh về tăng cường, chủ động phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2023, nhằm hạn chế các bệnh dịch mùa hè, đề nghị mỗi người dân cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh như sau:

a)Nâng cao sức đề kháng của cơ thể:

- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại trừ mầm bệnh;

Thường xuyên đeo khẩu trang ở nơi đông người và có yếu tô nguy cơ. Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng nhiễm bệnh;

- Hạn chế đi ra ngoài trời khi trời nắng gắt và khi cần ra ngoài thì phải mặc áo quần che kín da và đội nón rộng vành che phủ kín vùng cổ gáy phòng say nắng;

- Ăn đủ chất chú ý thêm các loại rau, củ, quả nhưng cần xử lý sạch trước khi ăn;

- Không ăn những thức ăn chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, thịt các loại nấu tái, trứng sống, gỏi cá; không ăn uống ở những hàng quán không có đủ nước sạch và không hợp vệ sinh;

- Uống đủ nước, người lớn uống ít nhất 2 lít/ ngày, trẻ em thường xuyên giục và cho uống nước. Hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là loại nước có ga.

b)Vệ sinh môi trường:

- Nhà ở gọn gàng, sạch sẽ thông thoáng để làm giảm độ nóng và thanh thải mầm bệnh trong không khí;

- Không để thức ăn, rác, nước thải vương vải làm thu hút ruồi, côn trùng vào nhà;

- Không thải bỏ bất cứ vật gì xuống nguồn nước vì sẽ làm ô nhiễm nguồn nước và vi khuẩn, vi rút có điều kiện phát triển mạnh gây nguy cơ dịch bệnh cho cộng đồng;

- Lật úp các dụng cụ chứa nước, khơi thông cống rãnh, loại trừ chỗ ở của loăng quăng bọ gậy, đậy kín nắp bể nước, mắc màn khi ngủ;

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh;

- Cá nhân, gia đình và cộng đồng tích cực khuyến cáo mọi người không vức rác bừa bãi ra môi trường, rác cần được thu gom và xử lý đúng theo quy định.

   Mọi người dân cần nâng cao sức khỏe và khả năng phòng bệnh bằng cách ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thức ăn có nhiều vitamin; có chế độ làm việc, sinh hoạt, luyện tập thể thao và nghỉ ngơi hợp lý. Khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và xử lý kịp thời,không để bệnh lây lan sang người thân và cộng đồng.


Tổng lượt xem bài viết là: 57
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 2 đánh giá
Bạn đánh giá:




Tin tức khác